← Back to portfolio

Bếp trên mây - Cách mạng của ngành F&B

Trên thế giới, mô hình bếp trên mây còn được gọi là bếp ảo hay "nhà hàng ma" đang phát triển rất mạnh. Mô hình này tối thiểu hoá sự hiện diện ở mặt vật lý, tối đa hiện diện qua kênh trực tuyến, tập trung vào phần giao hàng cho khách qua ứng dụng giao hàng của chủ bếp.

Nhắc đến mô hình này, nhiều người nghĩ chỉ đơn giản là đẩy đơn hàng xuống sản xuất nhưng trên thực tế, nếu chuyên nghiệp thì sẽ có các hoạt động từ tổ chức, kiểm soát và phân loại đơn hàng cho tối ưu, đặc biệt là với các bếp hoạt động ở quy mô công nghiệp.

Đầu tiên, khách hàng tìm đến đặt hàng thông qua trang web, ứng dụng của bếp (nếu có), hoặc thông qua ứng dụng của bên giao hàng như Grab hay Now. Ngoài ra, bếp có thể tích hợp đưa menu lên các sàn thương mại điện tử. Trung tâm xử lý dữ liệu để phục vụ bếp trên mây sẽ có hệ thống quản lý menu, xử lý đơn hàng, giao hàng, quản trị quan hệ khách hàng (CRM), tích hợp các cổng thanh toán qua ví điện tử hoặc ngân hàng… Tiếp đến, hệ thống điểm bán hàng (POS) được kết nối với hệ thống đặt hàng online và hệ thống nhà bếp, hiển thị đơn hàng cho nhà bếp thông qua màn hình điện tử thay vì in đơn như trước đây để tối ưu.

Điều gì đã tạo nên sự khác biệt và độc đáo cho mô hình bếp trên mây?

Tiết kiệm chi phí vận hành. Đây là một trong những lợi ích tối ưu dành cho các doanh nghiệp, nhà hàng đang phải đối diện với tình trạng doanh thu không đủ bù chi phí như tiền mặt bằng, nhân sự, vận hành… do tác động của Covid 19. Thay vì phải thuê mặt bằng lớn và nhân viên phục vụ thì họ đăng kí bán hàng ở đây chỉ cần thuê bếp theo tháng với diện tích 15-25m2.

Phá cách lớn so với ngành kinh doanh ẩm thực truyền thống. Với chi phí đầu tư không quá lớn, điểm đặc biệt của nhà bếp trên mây là chỉ với khu bếp nhỏ nhưng có thể phục vụ vài trăm khách một ngày, cùng số lượng đơn đặt hàng khổng lồ, nhanh chóng và vô cùng tiện lợi.

Gia tăng doanh thu nhanh chóng. Theo báo cáo khu vực Đông Nam Á 2019, doanh thu của khu vực trong thị trường đặt và giao đồ ăn trực tuyến lên tới 3.492 triệu USD vào năm 2020. Riêng với Việt Nam, con số này lên tới 302 triệu USD năm nay. Trong phân khúc giao đồ ăn trực tuyến tại Đông Nam Á, số lượng người dùng khoảng 89,52 triệu trong năm 2020 và dự kiến đạt 137,88 triệu năm 2024, còn với Việt Nam lần lượt là 10,56 triệu và 17,37 triệu.

Một bếp chung làm thức ăn cho rất nhiều người - được gọi là "bếp trên mây" - được xem là tương lai bởi vì kiểu bếp chung này sẽ là một không gian trung tâm để các nhà hàng chế biến món ăn dành riêng cho dịch vụ đặt hàng mang đi, không phục vụ khách vào ăn và thường có giá thuê mặt bằng thấp hơn nhà hàng như truyền thống vì chỉ cần một nhà kho hoặc bãi đậu xe cũng có thể mở được dịch vụ.

Như chúng ta thấy từ những yếu tố nêu trên, mô hình bếp trên mây có thể sẽ đối diện với những thách thức từ hình thức kinh doanh truyền thống tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại, đây lại là một mô hình tạo sự khác biệt với nhiều lợi ích lớn, mở ra một cơ hội nhượng quyền tiềm năng để khai thác ý tưởng sử dụng mô hình bếp trên mây.

Đối với việc tìm kiếm các đối tác nhượng quyền thương hiệu bếp trên mây, đó cần là những người chủ doanh nghiệp, chủ nhà hàng có thể vận hành một mạng lưới đa đơn vị, có cấu trúc công ty hiện có để có thể quản lý việc mở rộng mô hình thành công.

Với mô hình này, đây có thể xem là giải pháp tối ưu cho ngành F&B mùa đại dịch.

0 Comments Add a Comment?

Add a comment
You can use markdown for links, quotes, bold, italics and lists. View a guide to Markdown
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply. You will need to verify your email to approve this comment. All comments are subject to moderation.